Search

Ngành Công nghệ sinh học đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 29/05/2022, Trường ĐH Nha Trang tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho ngành Công nghệ sinh học, một trong 4
ngành đầu tiên của trường và là ngành Công nghệ sinh học đầu tiên tại Khu vực Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.

Trường Đại học Nha Trang có chương trình đào tạo Công nghệ sinh học đầu tiên tại Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

PGS.TS. Nguyễn Văn Duy, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường

Ngày 29/05/2022, Trường ĐH Nha Trang tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho ngành Công nghệ sinh học, một trong 4 ngành đầu tiên của trường và là ngành Công nghệ sinh học đầu tiên tại Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại buổi lễ, đại diện Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP. HCM đã công bố quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp chương trình đào tạo cho ngành Công nghệ Sinh học, đồng thời khẳng định ngành có nhiều điểm mạnh trong việc thiết kế CTĐT và triển khai hoạt động đào tạo, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phong phú, đa dạng; đội ngũ giảng viên và nhân viên được đánh giá cao về trình độ, năng lực và tâm huyết; cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan sư phạm khang trang, đẹp, với nhiều nỗ lực đầu tư về phòng thí nghiệm,… thuận lợi cho việc dạy - học và nghiên cứu.

Đây cũng là mốc son đáng ghi nhận sau gần 20 năm đào tào ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Nha Trang, như một lời tuyên bố của nhà trường tới các bên liên quan (học sinh, sinh viên, phụ huynh, nhà tuyển dụng, Chính phủ, xã hội...) về hiện trạng chất lượng giáo dục của ngành. Từ đây, SV tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn và năng lực của mình đối với nhà tuyển dụng hay các chương trình học khác như thạc sĩ, tiến sĩ - tạo nên lợi thế quan trọng trên thị trường lao động, nhất là với các bạn chưa có kinh nghiệm. Kiểm định chất lượng là yếu tố quan trọng đối với ngành giáo dục, dù là tiêu chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT hay tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức hàng đầu cũng cần được công bố rộng rãi và minh bạch. Đây là một trong những đặc điểm chuẩn hóa đương nhiên trên lộ trình tự chủ đại học và quốc tế hóa giáo dục đại học ở nước ta.

Kết quả này ghi nhận những sự phát triển mới trong thời gian qua của ngành, nhất là về Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

1) Chương trình đào tạo

CTĐT ngành CNSH được định hướng theo 2 chuyên ngành ứng dụng sâu hơn là CNSH y dược - thú y và CNSH thực phẩm - thuỷ sản. CTĐT và Chuẩn đầu ra được thiết kế và phát triển dựa trên dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNSH ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài trường trong lĩnh vực CNSH, có khảo sát cựu SV và nhà tuyển dụng; được rà soát và cập nhật ít nhất 2 năm/lần, vì vậy về cơ bản phản ánh được yêu cầu thị trường và các bên liên quan. CTĐT CNSH được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, có tham khảo các tài liệu, chương trình tiên tiến của các tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam, có Ban chủ nhiệm CTĐT thường trực tự đánh gái, đảm bảo tính thống nhất và cập nhật.

Đề cương mô tả các học phần được xây dựng đảm bảo chất lượng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng được cụ thể hóa đến từng tuần học, buổi học, được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với từng khóa, từng lớp học. Thông qua đó, người học và các bên liên quan hiểu được lộ trình dự kiến toàn bộ khóa học cũng như phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá của mỗi học phần, từ đó giúp người học xây dựng kế hoạch đạt được chuẩn đầu ra của ngành, giúp xã hội có thể giám sát và phản hồi để Nhà trường tiếp tục điều chỉnh.

Nhiều hoạt động dạy và học ngành CNSH được thiết kế và tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra và thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. Đội ngũ giảng viên trong Viện thích ứng nhanh, chủ động áp dụng có hiệu quả các công nghệ dạy học mới cho nhiều học phần. Các hoạt động thực hành, thực tập được tăng cường; nhiều hoạt động ngoại khóa, sân chơi khoa học và tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên cũng ngày càng được quan tâm hỗ trợ mạnh mẽ tới người học.

Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế đa dạng kết hợp giữa các phương pháp đánh giá trực tiếp và đánh giá trực tuyến, đảm bảo độ tin cậy, giá trị, khách quan, công bằng, khách quan và phản ánh đúng năng lực của người học. Kết quả đánh giá kết quả học tập của người học được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống phần mềm giúp các bên liên quan có thể tư vấn, hỗ trợ người học, từ đó giúp người học cải thiện việc học tập.

2) Đội ngũ giảng viên

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP. HCM, tỷ lệ SV/GV của ngành CNSH hoàn toàn đáp ứng tốt quy định của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ PGS, TS được đào tạo liên tục và phát triển nhanh, đảm bảo đủ năng lực để tổ chức triển khai CTĐT của ngành CNSH trình độ đại học và sau đại học một cách có chất lượng. Hiện nay số lượng PGS/TS chiếm hơn 40% đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Số lượng, loại hình và nguồn tài trợ các đề tài NCKH cũng như số lượng bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín của các GV trong Viện ngày càng tăng và có bước phát triển bền vững, như được thể hiện trong các Bảng 1-3.

Bảng 1. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu (đến 4/2022)

TT

Trình độ/

học vị

Số lượng

 

Tỷ lệ

(%)

Phân loại theo giới tính (ng)

Nam

Nữ

1

Phó Giáo sư

3

8,82

2

1

2

Tiến sĩ

12

35,29

2

10

3

Thạc sĩ

18

52,94

6

12

4

Đại học

1

2,94

1

0

 

Tổng

34

100

11

23

 

Bảng 2. Số lượng đề tài, dự án của Viện CNSHMT

TT

Phân loại đề tài

Hệ
 số**

Số lượng

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Tổng (đã quy đổi)

1

Đề tài cấp NN

2,0

2

2

2

1

1

16

2

Đề tài cấp Bộ*

1,0

0

3

0

1

0

4

3

Đề tài cấp trường

0,5

0

1

3

6

1

5,5

 

Tổng

 

2

6

5

8

2

25,5

 

Bảng 3. Số lượng bài báo của cán bộ giảng viên trong Viện CNSHMT được đăng tạp chí khoa học

TT

Phân loại tạp chí

Hệ
số**

Số lượng

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Tổng (đã quy đổi)

1

Tạp chí khoa học quốc tế

1,5

5

9

5

7

6

48

2

Tạp chí khoa học cấp ngành trong nước

1,0

5

6

5

2

3

21

3

Tạp chí / tập san của cấp trường

0,5

0

2

4

1

2

4,5

 

Tổng

 

10

17

14

10

11

73,5

 

3) Cơ sở vật chất

Từ năm 2006 đến nay, Trường ĐHNT đã được Bộ GD&ĐT đầu tư PTN về CNSH với nhiều thiết bị hiện đại có xuất xứ từ Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Các thiết bị này đảm bảo cho các PTN của Nhà trường đủ năng lực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ mới của CNSH vào thực tế sản xuất thực phẩm, nuôi trồng, chế biến thủy sản, phân tích đánh giá môi trường, y dược, thú y,... Hơn nữa, chính hệ thiết bị này sẽ là nền tảng đảm bảo NH có thể tiếp cận với các kỹ thuật mới của lĩnh vực CNSH - đây sẽ chính là cơ sở để đào tạo ra nguồn lực con người có trình độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển của khu vực theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Từ năm 2020 Trường ĐHNT đã bắt đầu đầu tư, sửa chữa và quy hoạch khu PTN mới về CNSH nhằm theo kịp xu hướng phát triển về công nghệ hiện đại của ngành ở trong nước và quốc tế.

4) Tại sao nên học ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Nha Trang

1) Là chương trình đào tạo ngành CNSH đầu tiên tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cũng là 1 trong 4 CTĐT đầu tiên của ĐHNT đạt chuẩn này.

2) Khu vực miền Trung và Tây Nguyên sống chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp và kinh tế biển. Đó là các ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực lớn để ứng dụng CNSH.

3) Chất lượng đào tạo được đảm bảo qua 20 năm kinh nghiệm đào tạo đại học và đã đào tạo đầy đủ các bậc sau đại học bao gồm thạc sỹ và tiến sỹ.

4) Hàng ngàn SV đã tốt nghiệp với tỷ lệ có việc làm trên 80% ngay sau tốt nghiệp

5) Trường ĐHNT là một trường có cơ sở vật chất tốt về Công nghệ sinh học (CNSH) ở khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên.

6) Trường ĐHNT là trường đại học có bề dày nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản hơn 60 năm.

7) Phát triển không ngừng về nội dung chương trình, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

8) Top 5 vị trí việc làm:

  • Đảm bảo và quản lý chất lượng tại các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp;
  • Kiểm nghiệm và xét nghiệm tại bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và doanh nghiệp;
  • Điều hành và kỹ thuật sản xuất tại các nhà máy;
  • Nhà khoa học, giảng viên và giáo viên;
  • Phát triển và kinh doanh sản phẩm CNSH

 

 

 

 

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Phương thức tuyển sinh đại học - Năm 2020

Bài tiếp tiếp theo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỢP TÁC ĐÀO TẠO CÙNG TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ